Cảm biến quang là gì ? Phân loại cảm biến quang. Tại sao phải sử dụng cảm biến quang. Photoelectric sensor là gì. Nguyên lý hoạt động của cảm biến quang như thế nào ? Ứng dụng của cảm biến quang trong thực tế. Cảm biến quang học là gì ? Cảm biến điện quang hay photoelectric sensor là gì ? Ưu nhược điểm của cảm biến quang là gì ? Mua cảm biến quang giá rẻ ở đâu ? Có bao nhiêu hãng cung cấp cảm biến quang trên thị trường ?
Cảm biến quang hay còn gọi tên Tiếng Anh là Photoelectric Sensor. Sau khi xem qua đoạn Clip giới thiệu nguyên lý hoạt động trên, bạn có thể hình dung ra cảm biến quang là thiết bị như thế nào chưa ? Vậy cảm biến quang là gì ?
Nói một cách dễ hiểu, cảm biến quang là một thiết bị phát hiện vật cản dựa vào ánh sáng. Còn nói một cách chính xác thì nó là thiết bị tổ hợp của các linh kiện quang điện. Cũng giống như các loại cảm biến khác, mục đích chính của cảm biến quang là để đo đạt và phát hiện vật cản và đưa tín hiệu về phục vụ theo dõi, giám sát. Nếu xét về nguyên lý hoạt động thì cảm biến quang sẽ tương tự như cảm biến siêu âm, radar. Vậy nguyên lý hoạt động của cảm biến quang như thế nào ? Cấu tạo cảm biến quang gồm những gì ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp nhé.
Mục lục bài viết
1. Cấu tạo của cảm biến quang là gì ?
Sau khi tìm hiểu cảm biến quang là gì ở phần trước, trong phần này chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem cấu tạo của một con cảm biến quang cơ bản sẽ gồm những gì nhé. Về cơ bản, một con photoelectric sensor gồm 3 thành phần chính:
- Bộ phận phát: đa số các sensor quang trên thị trường hiện nay sử dụng đèn LED là bộ phận phát. Các loại LED thông dụng là LED hồng ngoại, LED laser.
- Bộ phận thu: là một phototransistor hay còn gọi là tranzito quang. Bộ phận này cảm nhận ánh sáng và chuyển đổi thành tín hiệu điện theo tỷ lệ nhất định. Tuy nhiên hiện nay bộ phận này đều được thay bằng mạch ASIC (Application Specific Integrated Circuit). Mạch ASIC sẽ hoạt động hiệu quả hơn và chính xác hơn.
- Board mạch xử lý tín hiệu đầu ra: là phần xử lý trung tâm có nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu analog sang tín hiệu ON/OFF. Ngõ ra này thường là dạng relay hoặc dạng xung kích relay (NPN, PNP).
Mỗi thành phần sẽ có chức năng riêng biệt và hỗ trợ lẫn nhau để tạo thành một con cảm biến quang hoàn chỉnh. Sau khi nắm được các thành phần của sensor quang, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nguyên lý hoạt động của nó nhé.
2. Nguyên lý hoạt động của cảm biến quang là gì ?
Cảm biến quang là gì và nguyên lý hoạt động của nó như thế nào ? Chắc hẳn đây là vấn đề mà rất nhiều bạn thắc mắc. Do đó trong phần này chúng ta cùng nhau tìm hiểu nguyên lý hoạt động của nó nhé.
Hiểu một cách đơn giản, cảm biến quang sẽ phát ánh sáng đi. Khi gặp vận cản thì ánh sáng sẽ phản xạ trở lại. Sau đó nó sẽ xử lý để cho ra tín hiệu dạng xung kích rơ le. Giống như cảm biến siêu âm hay radar, chỉ khác là siêu âm và radar sử dụng sóng điện từ. Còn cảm biến quang sẽ sử dụng ánh sáng.
Còn trên thực tế, mỗi loại sensor quang sẽ có nguyên lý hoat động riêng. Tuy nhiên nếu xét về cơ bản thì chúng vẫn tuân theo quy tắc phát tín hiệu và thu tín hiêu phản xạ trở lại.
3. Ứng dụng của photoelectric sensor trong công nghiệp
Mặc dù sensor có nguyên lý hoạt động vô cùng đơn giản nhưng thiết bị này đóng vai trò rất quan trọng trong ngành công nghiệp. Có thể bạn đã bắt gặp cảm biến quang hằng ngày nhưng vẫn chưa nhận ra nó. Một số ứng dụng có sử dụng photoelectric sensor phổ biến hiện nay như:
- Đếm số lượng người ra vào phòng
- Vòi sen bật tắt tự động
- Bồn tiểu tự động
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm trên line
- Xác định độ cao của nước trong dây chuyền đóng chai nước giải khát
- Đếm số lượng rau củ quả khi đóng gói, đóng thùng xuất khẩu
- Xác định đường đi của sản phẩm trên băng tải
- Kiểm tra nhãn mác bị thiếu khi đóng chai, đóng hộp sản phẩm
- ….
Tóm lại, cảm biến quang đã và đang được sử dụng rất nhiều trong đời sống của chúng ta hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ biết cam bien quang la gi và các thông tin liên quan đến nó. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc hết bài viết này.
Sản phẩm bán chạy:
Nhiệt ẩm kế tự ghi đạt chuẩn GSP