Xử lý nước thải khu công nghiệp. Giải pháp tối ưu xử lý nước thải. Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp hiệu quả. Xu ly nuoc thai khu cong nghiep. Quy trình xử lý nước thải công nghiệp tốt nhất. Các thiết bị hỗ trợ xử lý nước thải.
Cùng với sự phát triển của nước ta hiện nay, thì cũng có rất nhiều nhà máy và khu công nghiệp được hình thành. Một số khu công nghiệp vẫn chưa có biện pháp cũng như công trình xử lý nước thải công nghiệp đúng cách. Do vậy, nước thải đã ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Vậy nước thải công nghiệp là gì? Phương pháp xử lý nước khu công nghiệp ra sao? Và các thiết bị nào hỗ trợ tốt nhất trong quá trình xử lý nước thải?… Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
Mục lục bài viết
- 1. Nước thải công nghiệp là gì?
- 2. Giải pháp xử lý nước thải khu công nghiệp phổ biến hiện nay.
- 3. Chi phí xử lý nước thải khu công nghiệp.
- 4. Quy trình xử lý nước thải công nghiệp hiệu quả.
- 5. Hiệu quả của giải pháp xử lý nước thải khu công nghiệp.
- 6. Thiết bị giúp quá trình xử lý nước thải dễ dàng hơn.
- 7. Cảm biến siêu âm đo mức nước thải công nghiệp.
- 8. Cảm biến đo mức nước thải bằng sóng radar.
- 9. Cảm biến thủy tĩnh đo lượng nước thải xí nghiệp.
- 10. Lời kết.
1. Nước thải công nghiệp là gì?
Nước thải công nghiệp là loại nước được thải ra từ quá trình chế biến, sản xuất, khai thác… Loại nước này thường chứa rất nhiều kim loại nặng như thủy ngân, chì… Ngoài ra còn chứa các chất ô nhiễm, hóa chất độc hại. Và nước thải của khu công nghiệp được chia làm hai loại: Nước thải công nghiệp vô cơ, nước thải công nghiệp hữu cơ.
- Nước thải công nghiệp vô cơ: Đây là loại nước thải có trong ngành công nghiệp xử lý bề mặt kim loại, ngành luyện sắt, nhà máy mạ điện, công nghiệp than và thép, hay ngành khoáng sản phi kim loại…
- Nước thải công nghiệp hữu cơ: Nước thải này được sản xuất từ các ngành công nghiệp hóa chất. Cụ thể như từ các nhà máy sản xuất mỹ phẩm, sản xuất thuốc nhuộm hữu cơ, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu,…
Chúng ta có thể thấy được nước thải thì vô cùng độc hại. Do vậy, cần có các biện pháp xử lý nước thải công nghiệp đúng cách. Nếu không, lượng nước thải này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, nguồn nước, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất…Đặc biệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
2. Giải pháp xử lý nước thải khu công nghiệp phổ biến hiện nay.
- Xử lý nước thải công nghiệp bằng công nghệ AO: Phương pháp này còn được gọi là công nghệ sinh học yếm khí – thiếu khí – hiếu khí. Công nghệ AO sử dụng các hoạt động sống của vi sinh vật để xử lý, và chuyển hóa các chất ô nhiễm có trong nước thải. Và được ứng dụng cho các nguồn nước thải có chứa lượng Nitơ cao, BOD, COD trung bình.
- Công nghệ xử lý nước thải hóa lý: Công nghệ này dựa vào phản ứng hóa học trong quá trình hóa lý để xử lý nước thải. Cụ thể là phương pháp oxi hóa, trung hòa, keo tụ.
- Công nghệ xử lý nước thải sinh học màng MBR: Dùng công nghệ vi sinh nước thải. Cụ thể là kết hợp bể lắng bùn có hoạt tính lơ lửng Aerotank với màng MBR. Công nghệ này được ứng dụng xử lý nước thải ở các đô thị, nước sinh hoạt…
- Xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học với giá thể di động MBBR: Đây là phương pháp sử dụng vi sinh vật bổ sung giá thể di động để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải.
- Công nghệ sinh học theo mẻ SBR/ASBR: Phương pháp này cũng sử dụng vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ. Nhưng toàn bộ quá trình sẽ xảy ra trong một bể và nước thải thì được xử lý theo mẻ.
3. Chi phí xử lý nước thải khu công nghiệp.
Thông thường, chi phí dùng để xử lý lượng nước thải trong khu công nghiệp được tính theo 1m3 nước thải. Và chi phí nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể như quy mô sản xuất, ngành nghề, nguyên vật liệu để xử lý nước thải…
Ví dụ như các ngành nghề có lượng hóa chất gây ô nhiễm cao như ngành công nghiệp luyện thép, nhà máy sản xuất hóa chất…Thì chi phí xử lý chất thải sẽ cao hơn các ngành khác.
4. Quy trình xử lý nước thải công nghiệp hiệu quả.
- Bước 1: Đầu tiên chúng ta cần sàng lọc nước thải công nghiệp. Nhằm để loại bỏ các chất rắn có trong nước thải để không gây hư hỏng cho các thiết bị xử lý.
- Bước 2: Tiến hành lọc sơ cấp, tách chất rắn hữu cơ.
- Bước 3: Sục khí. Và các phương pháp sục khí được sử dụng như: sục khí tốc độ cao, sục khí thông thường, sục khí mở rộng và sục khí giảm dần.
- Bước 4: Lọc thứ cấp. Ở giai đoạn này, sẽ dùng phương pháp keo tụ và tạo bông.
- Bước 5: Khử trùng bằng ozone, kết hợp với tia cực tím UV. Hoặc sử dụng quá trình vật lý, hóa học, hay sinh học để xử lý các chất thải công nghiệp phức tạp.
- Bước 6: Cuối cùng, loại bỏ chất rắn. Phương pháp xử lý chất thải nhà máy xí nghiệp ở bước cuối cùng gồm cải tạo, đốt rác, bón cho đất, và chôn lấp. Trong quá trình này phải tuân thủ theo quy định của nhà nước.
5. Hiệu quả của giải pháp xử lý nước thải khu công nghiệp.
Việc xử lý nước thải công nghiệp nói riêng, cũng như nước thải ở nhà máy xí nghiệp là việc làm vô cùng quan trọng. Các phương pháp xử lý nước thải kiểm soát được lượng nước thải đầu ra. Ngoài ra, giúp lượng nước thải luôn đạt chuẩn theo quy định của nhà nước. Qua đó, có thể bảo vệ được môi trường không bị ô nhiễm, và sức khỏe của con người được nâng cao.
6. Thiết bị giúp quá trình xử lý nước thải dễ dàng hơn.
Trong quá trình xử lý nước thải, thì việc kiểm soát lượng nước thải công nghiệp được chứa trong các bồn, bể là vô cùng quan trọng. Và quá trình này không thể thiếu được các thiết bị hỗ trợ xử lý nước thải. Với mục đích là giám sát và đo được chiều cao cũng mức nước thải đang có trong bồn là bao nhiêu. Qua đó có thể tránh được tình trạng nước thải bị tràn ra ngoài, gây ô nhiễm môi trường.
Và các thiết bị thường được dùng trong quá trình xử lý nước thải công nghiệp là cảm biến siêu âm, cảm biến radar và cảm biến thủy tĩnh.
7. Cảm biến siêu âm đo mức nước thải công nghiệp.
Cảm biến siêu âm là thiết bị dùng sóng siêu âm để đo lượng nước thải trong công nghiệp. Khi cảm biến hoạt động, sẽ phát ra một chùm sóng siêu âm. Khi chùm sóng này chạm vào bề mặt nước thải cần đo sẽ phản xạ lại thiết bị. Và cảm biến sẽ tính ra được chiều cao của cột nước thải có trong bồn là bao nhiêu.
Chúng ta có thể tìm hiểu kỹ hơn về cảm biến siêu âm tại bài viết Cảm biến siêu âm đo mức nước thải giá rẻ.
8. Cảm biến đo mức nước thải bằng sóng radar.
Thiết bị này sẽ sử dụng sóng radar để đo mức nước thải công nghiệp. Nguyên lý hoạt động của cảm biến radar tương tự như cảm biến siêu âm. Tuy nhiên, thiết bị này có độ chính xác cao hơn và thời gian đo mức cũng nhanh hơn so với cảm biến siêu âm.
Và tại bài viết Cảm biến đo mức bằng sóng radar giá rẻ sẽ giới thiệu rõ hơn về các loại cảm biến radar. Cũng như hướng dẫn cách lắp đặt thiết bị sao cho đo mức nước thải chính xác nhất.
9. Cảm biến thủy tĩnh đo lượng nước thải xí nghiệp.
Cảm biến thủy tĩnh hay còn gọi là cảm biến thả chìm. Và đo mức chất lỏng dựa vào áp suất tác động lên cảm biến. Khi tiến hành đo mức nước thải công nghiệp, chúng ta sẽ thả phần cảm biến xuống nước. Và dựa vào áp suất nước tác động lên cảm biến mà tính ra được chiều cao của mức nước thải đang có là bao nhiêu.
Ưu, nhược điểm của cảm biến thủy tĩnh ra sao? Và cảm biến thủy tĩnh của hãng nào là sự lựa chọn tối ưu nhất? Ở bài viết Cảm biến đo mức nước thủy tĩnh sẽ giải đáp các thắc mắc này cho chúng ta.
10. Lời kết.
Trên đây là những thông tin về nước thải công nghiệp và các phương pháp để xử lý nước thải khu công nghiệp tốt nhất hiện nay. Mong rằng có thể cung cấp cho các bạn nhiều thông tin hữu ích.
Bên cạnh đó, nếu các bạn muốn tìm mua các thiết bị cảm biến hỗ trợ cho việc xử lý nước thải công nghiệp được hiệu quả hơn. Thì Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Tín Việt sẽ là một sự lựa chọn hàng đầu. Bởi đây là một địa chỉ uy tín, chuyên cung cấp các thiết bị cảm biến chính hãng, được nhập khẩu chính ngạch tại châu Âu, có đầy đủ CO, CQ, Test report.
Nếu có nhu cầu mua hàng, hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, thì hãy liên hệ cho chúng tôi theo thông tin sau:
Công Ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Tín Việt
Hotline/Zalo: 0946 579 969 – Ms.Dung
Email: sale01@tinviet-tech.com
Website: thietbihienthi.com