Bảng tra kích thước bu lông thông dụng 2025

Bu lông là một chi tiết vô cùng quan trọng trong việc kết nối các bộ phận máy móc lại với nhau. Và hiện nay, để đáp ứng các nhu cầu của người dùng, trên thị trường đã sản xuất ra rất nhiều loại bu lông khác nhau. Cụ thể như bu lông tai chuồn, bu lông lục giác ngoài, hay bulong lục giác chìm… Và mỗi loại như vậy đều được thiết kế với các hình dạng và đặc tính riêng. Kéo theo kích thước của mỗi bu lông cũng không giống nhau. Chính vì thế, bảng tra kích thước bu lông đã ra đời. Với mục đích để thuận tiện hơn trong việc chọn vật liệu, cũng như tránh trường hợp lấy nhầm bu lông không đúng kích thước theo yêu cầu kỹ thuật.

Sau đây, hãy cùng công ty Tín Việt tìm hiểu một cách chi tiết về bảng tra kích thước bulong, bulong hệ inch và bulong hệ mét thông dụng nhất hiện nay nhé!

1. Bu lông là gì?

Bu lông còn được gọi là bulong, boulon, hay đinh vít cơ bản. Và tên tiếng Anh của bu lông là bolts. Đây là một sản phẩm cơ khí được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau. Nhưng hình dạng được sử dụng phổ biến nhất là hình thanh trụ tròn, với một đầu có mũ hexagon có 6 cạnh ở phía bên ngoài và bên trong. Một đầu còn lại thì có tiện ren để phù hợp khi kết nối với đai ốc (ecrou) và ốc vít. Phần đầu của bu lông có các hình dạng như là hình vuông, hình tứ giác, hay hình lục giác…

Bu lông là gì
Bu lông là gì?

Bu lông có đặc điểm ổn định lâu dài, và quá trình tháo lắp, cũng như điều chỉnh các mối ghép rất đơn giản và dễ dàng. Ngoài ra, bulông còn có khả năng chịu được các tải trọng kéo, cắt, uốn, và cả mài mòn. Do vậy, bulong được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể như ứng dụng trong ngành cơ khí, ngành chế tạo các thiết bị công nghiệp, lắp ráp, công trình giao thông, và các công trình xây dựng cầu cống…

2. Các cấu tạo cơ bản của bu lông.

Dựa vào từng ứng dụng khác nhau, bulong được thiết kế với các hình dáng và cấu tạo cũng khác nhau. Nhưng dựa vào các đặc tính chung, bu lông được cấu tạo gồm 3 phần cơ bản như sau: Phần đầu bu lông, phần thân và phần ren bu lông.

Cấu tạo cơ bản của bulong
Cấu tạo cơ bản của bulong.
  • Phần đầu bu lông: Đầu bu lông có nhiệm vụ cố định các vật thể được chắc chắn hơn. Phần này có thiết kế với đa dạng hình dáng. Và một số hình dáng thường gặp như đầu tròn, đầu hình vuông, hay hình lục giác ngoại và nội. Ngoài ra, còn có đầu bu lông với 8 cạnh và nhiều hình thái khác nhau. Trong số đó, loại bu lông có hình lục giác được sử dụng rộng rãi nhất.
  • Thân bu lông: Phần thân dùng để kết nối trực tiếp với phần đầu của bu lông. Phần này có kích thước khá ngắn và không có ren. Thân bulong dùng để cố định các thiết bị khi kết nối với nhau không bị dịch chuyển. Tuy nhiên, không phải bu lông nào cũng có phần thân, sẽ có loại có hoặc không.
  • Phần ren bulong: Ren là phần không thể thiếu trong một bu lông. Phải có ren thì bu lông mới có thể cố định được. Phần này là phần cuối cùng kết nối với phần thân. Và các bước ren có kết cấu đều nhau đến từng milimet (mm). Nếu các bước ren này bị sai dù chỉ 1mm thì chúng ta cũng không thể nào vặn được bu lông.

3. Nguyên lý hoạt động của bu lông.

Bu lông hoạt động dựa trên nguyên lý ma sát giữa các vòng ren và đai ốc. Với mục đích kẹp chặt tất cả các chi tiết lại với nhau. Hay nói cách khác, người dùng sẽ lấy mỏ lết hoặc cờ lê và tác động lên bu lông. Sau đó boulon sẽ hoạt động theo cách cọ xát ren bên ngoài với ren bên trong cố định từ các vật thể.

Nguyên lí hoạt động của bu lông
Nguyên lí hoạt động của bu lông.

4. Phân loại bu lông thông dụng nhất hiện nay.

Phân loại bulong thông dụng hiện nay
Phân loại bulong thông dụng hiện nay.

Dựa vào hệ ren, bu lông được phân ra làm hai loại cơ bản:

  • Bu lông hệ inch.
  • Bu lông hệ mét.

Dựa vào thiết kế của phần đầu bu lông, chúng ta sẽ có một số loại như sau: Bulong hình vuông, hình tròn, lục giác, bulong bát giác, lục giác chìm, đai ốc, ốc vít…

Dựa vào thiết kế hình dáng, bao gồm các loại bu lông:

  • Bulong neo chữ U
  • Boulon chữ T
  • Bu lông nở
  • Bulong móng
  • Tai cẩu vòng bi xoay
  • Đầu tròn cổ vuông, hoặc đầu vuông cổ tròn
  • Bu lông mắt xoay, mắt ren ngoài, móc khuyên tròn, móc cẩu
  • Bu lông ren mịn

Dựa vào chất liệu, ta có:

  • Bu lông inox 304 bằng thép không gỉ.
  • Bulong inox 316 thép không gỉ.
  • Inox 316L hay 316i
  • Bu lông bằng thép xi mạ kẽm
  • Loại bu lông hóa chất, hay bulong hợp kim

Dựa vào kích thước, Bulông được phân ra làm nhiều loại như sau: M1.4, M1.6, M2, M2.5, M3, M4, M5, M6, M8, M10, M12, M16, M18, M24, M27, M30, M36, M42 và M48.

5. Bảng tra kích thước bu lông tiêu chuẩn.

Bảng tra kích thước bulong là một công cụ tổng hợp tất cả các kích thước của từng loại bu lông đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Dựa vào bảng này chúng ta có thể biết được kích thước ren bu lông là bao nhiêu để lựa chọn loại phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.

Bảng tra kích thước của bulong tiêu chuẩn
Bảng tra kích thước của bulong tiêu chuẩn.

6. Bảng tra kích thước bu lông hệ inch.

6.1 Bu lông hệ inch.

Bulong hệ inch, hay còn gọi là đai ốc hệ inch, và được dùng nhiều nhất tại nước Mỹ và Canada.

Bu lông hệ inch
Bu lông hệ inch.

Kích thước của bu lông hệ inch được xác định theo đường kính và chiều dài, tính theo đơn vị là inch. Và đai ốc hệ inch này tính số lượng bước trên là trên 1 inch.

  • Đường kính của bu lông hệ inch: Đường kính sử dụng đơn vị là inch, và được viết dưới dạng phân số. Và đơn vị quy đổi inch/mét là: 1 inch = 25,4mm / 1 mét = 1000mm
Bảng quy đổi đường kính bu lông hệ inch ra hệ mét
Bảng quy đổi đường kính bu lông hệ inch ra hệ mét.
  • Chiều dài bu lông hệ inch: Được tính theo đơn vị là inch. Riêng đối với bulông có đầu lục giác ngoài, lục giác chìm, đầu hình vuông và hình tròn thì khi đo chiều dài sẽ không tính phần đầu.
  • Bước ren bulong hệ inch: Được sản xuất theo các tiêu chuẩn:
    • UNF: Đây là loại bước ren mịn.
    • UNC: Thuộc loại bước ren thô.
    • 8UN: Đây là một dạng biến thể của bước ren UNC. Và số 8 nghĩa là ở trên một đường kính nhất định thì số lượng ren trên 1 inch luôn là 8 TPI. (TPI là tổng hợp của số lượng đỉnh ren trên 1 inch)

Dưới đây là bảng số liệu ren hệ inch:

Bảng số liệu tổng số ren trên 1 inch
Bảng số liệu tổng số ren trên 1 inch.

Bảng quy đổi bước ren hệ inch:

Bảng quy đổi bước ren hệ inch
Bảng quy đổi bước ren hệ inch.

 

6.2 Bảng quy đổi kích thước bu lông hệ inch.

Đầu tiên, chúng ta cần xác định được ở trong khoảng cách 1 inch thì có bao nhiêu ren. Và chiều dài của bu lông là bao nhiêu inch. Sau đó chúng ta đem tra vào bảng tra kích thước bulong sau.

Bảng tra kích thước bulong hệ inch
Bảng tra kích thước bulong hệ inch.

7. Bảng tra kích thước bu lông hệ mét.

7.1 Bu lông hệ mét.

Bu lông hệ mét, còn được gọi là Metric bolts. Theo thuật ngữ của Châu Âu, hệ mét còn gọi là hệ SI. Đây là loại bu lông có bước ren được tính theo hệ mét. Và bu lông này cũng có hai loại ren là ren mịn và ren thô. Riêng ở Việt Nam, loại ren thô của cả hệ inch và hệ mét đều được sử dụng rất thông dụng. Bởi giá thành của loại ren này khá thấp so với ren mịn.

Bu lông hệ mét
Bu lông hệ mét.

7.2 Bảng tra bu lông hệ mét.

Bảng tra kích thước của bu lông hệ mét là một công cụ tổng hợp một số kích thước của bu lông thông dụng nhất hiện nay. Cái này sẽ giúp người dùng xác định được kích thước bu lông nào là phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Bảng tra kích thước của bu lông hệ mét
Bảng tra kích thước của bu lông hệ mét.

7.3 Bảng tiêu chuẩn bu lông hệ mét.

Bảng tiêu chuẩn bulong hệ mét
Bảng tiêu chuẩn bulong hệ mét.

Tiêu chuẩn bulong hệ mét theo tiêu chuẩn ISO hoặc DIN. Qua đó giúp người dùng biết được sức chịu lực là bao nhiêu. Và độ bền sẽ được biểu hiện qua các thông số như bulong  4.6, 4.8, 10.9…

8. Các ứng dụng của bảng tra kích thước bu lông.

Ứng dụng của bảng quy đổi kích thước bu lông
Ứng dụng của bảng quy đổi kích thước bu lông.

Do bu lông là chi tiết kỹ thuật được sử dụng rất rộng rãi. Vì vậy bảng kích thước bulong cũng có nhiều ứng dụng khác nhau. Cụ thể như:

  • Khi chúng ta lắp đặt và kết nối các chi tiết của trần treo và cần sử dụng đến bu lông. Khi đó, bảng tra kích thước của bulong được dùng rất nhiều. Nhằm tìm ra loại bu lông phù hợp nhất để giúp tạo được các khung cấu trúc của trần treo được ổn định.
  • Khi dùng bu lông để lắp tủ bếp, hay lắp ráp máng cáp thì bảng kích thước của bu lông là không thể thiếu. Ngược lại, bảng này đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính chắc chắn của cấu trúc tủ bếp hay máng cáp.
  • Được ứng dụng trong việc kết nối các đường ống, ống thông gió mà có sử dụng bulong  để ghép nối.
  • Được ứng dụng trong ray bảo vệ. Bảng tra kích thước giúp người dùng đảm bảo rằng bu lông được lựa chọn để kết nối các cấu trúc của ray bảo vệ là phù hợp nhất.

9. Những lưu ý khi chọn mua bu lông phù hợp nhất.

Những lưu ý trước khi chọn mua bu lông
Những lưu ý trước khi chọn mua bu lông.

Để có thể lựa chọn được những vật liệu phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng. Thì ngoài việc dùng đến bảng tra kích thước bu lông, chúng ta cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Lưu ý môi trường thi công: Nếu môi trường thi công có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hoặc trong môi trường hóa chất độc hại. Thì chúng ta cần lựa chọn loại bu lông có chất liệu có khả năng chống bị bào mòn, chống gỉ tốt.
  • Cần lưu ý đến khả năng chịu lực của bu lông: Bởi chức năng của bu lông là dùng để liên kết và cố định các mối ghép lại với nhau. Do vậy, cần ưu tiên lựa chọn những bu lông có khả năng chịu lực cao. Nhằm đảm bảo được tính chắc chắn trong suốt quá trình sử dụng.
  • Và một điều quan trọng không kém nữa đó là tính thẩm mỹ: Đối với những công trình lớn, chúng ta nên lựa chọn những bu lông có thiết kế và kiểu dáng đẹp và bắt mắt, có khả năng chống gỉ sét. Dù chỉ là một chi tiết nhỏ, nhưng lại góp phần giúp các công trình của bạn nâng cao về mặt thẩm mỹ và thể hiện rõ tính chuyên nghiệp của bạn.

10. Lời kết.

Ở trên là một số thông tin liên quan đến bang tra kich thuoc bu long thông dụng năm 2025. Tín Việt hi vọng rằng bài viết có thể cung cấp cho các bạn nhiều thông tin cần thiết. Qua đó, giúp bạn có thể lựa chọn được các vật liệu phù hợp nhất với ngân sách, cũng như yêu cầu chất lượng của công trình.

Công ty Tín Việt là một địa chỉ uy tín, chuyên cung cấp các thiết bị châu Âu chính hãng, giá rẻ. Nếu cần tư vấn, hãy liên hệ cho chúng tôi qua số hotline hoặc qua thông tin bên dưới. Công ty chúng tôi luôn có một đội ngũ kỹ thuật viên nhiều năm kinh nghiệm, và luôn sẵn sàng tư vấn những giải pháp tốt nhất cho các bạn.

Công Ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Tín Việt

Hotline/Zalo: 0946 579 969 – Ms.Dung

Email: sale01@tinviet-tech.com

Website: thietbihienthi.com