Potentiometer là gì? Chiết áp là gì?

Potentiometer đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành công nghiệp của nước ta hiện nay. Vậy Potentiometer là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của potentiometer ra sao? Trong bài viết dưới đây, Tin Việt sẽ giúp các bạn tìm hiểu một cách chi tiết về thuật ngữ Potentiometer.

1. Potentiometer là gì?

Potentiometer la gi? Potentiometer còn được gọi là chiết áp hay nồi. “Chiết” trong từ chiết áp có nghĩa là điện trở sẽ bị phân chia khi chúng ta xoay núm vặn. Và từ “áp” nghĩa là trong quá trình điện trở phân chia thì điện áp sẽ được tạo ra một cách tuyến tính. Do vậy, potentiometer cũng còn được gọi là chiết áp điện trở.

Potentiometer là một điện trở 3 chân. Và giá trị điện trở sẽ được thay đổi khi dòng điện được người dùng điều khiển. Đây là một linh kiện điện tử được thiết kế có sẵn núm xoay để người dùng dễ dàng điều chỉnh điện trở chia áp.

Khái niệm về potentiometer
Khái niệm về potentiometer.

2. Phân loại potentiometer.

Phân loại potentiometer
Phân loại potentiometer.

Dựa vào phương thức điều chỉnh mà potentiometer được phân ra một số loại như sau:

Chiết áp quay: Loại chiết áp quay một lượt và có điện trở cũng như độ côn bằng nhau là loại chiết áp được sử dụng phổ biến nhất. Ngoài loại nồi quay một lần này ra, thì còn có nồi đa năng, nồi hai nhóm kép, nồi đồng tâm…

Potentiometer tuyến tính: Gồm có các loại như sau:

  • Chiết áp thanh trượt tuyến tính đơn: Được ứng dụng để điều khiển kênh đơn hoặc đo khoảng cách.
  • Chiết áp trượt kép: Gồm có chiết áp trượt kép và thanh trượt tuyến tính đơn được điều khiển song song hai chiết áp.
  • Chiết áp trượt nhiều lần: Loại này sẽ có một trục xoay dùng để kích hoạt cần gạt của chiết áp tuyến tính.
  • Fader cơ giới: Có thể được điều chỉnh tự động bằng servo. Dùng trong trường hợp cần điều chỉnh thủ công và tự động.

Chiết áp cơ học: Được điều chỉnh bằng tay khi muốn thay đổi điện trở và đầu ra của thiết bị.

Chiết áp kỹ thuật số: Đây là loại được điều khiển bằng điện tử. Là thiết bị ba cực, trong đó có hai cực cuối cố định, cùng với một cực gạt nước dùng để thay đổi điện áp đầu ra.

Biến trở: Đây là loại chiết áp có điều khiển quay hoặc là điều khiển trượt. Biến trở là thiết bị có hai điện trở biến đổi kết nối. Và được cấu hình với mục đích cung cấp điện trở với bất kỳ giá trị nào (nhưng phải nằm trong phạm vi điện trở cho phép). Điều này nhằm giúp kiểm soát được dòng điện khi chạy qua chúng.

hinhanh

3. Ký hiệu của potentiometer là gì?

Ký hiệu của potentiometer là vô cùng quan trọng. Bởi nhờ vào ký hiệu mà chúng ta có thể nhận biết, cũng như đọc được những sơ đồ của mạch điện đang có kết nối với chiết áp.

  • Potentiometer, hay chiết áp trong mạch điện theo tiêu chuẩn IEC sẽ có ký hiệu như trong hình ảnh này:
Sơ đồ của Potentiometer theo chuẩn IEC
Sơ đồ của Potentiometer theo chuẩn IEC.
  • Theo tiêu chuẩn ANSI thì sơ đồ của chiết áp sẽ được thể hiện như sau:
Sơ đồ của Potentiometer theo chuẩn ANSI
Sơ đồ của Potentiometer theo chuẩn ANSI.

Ngoài ra chúng ta cũng có sơ đồ chiết áp 3 chân. Sơ đồ này gồm có ký hiệu của potentiometer, và những mô phỏng về quá trình di chuyển của chiết áp. Thông qua sơ đồ chiết áp 3 chân, chúng ta sẽ biết vặn núm xoay sang hướng nào để điện áp đạt giá trị max hoặc min. Ngoài ra chúng ta cũng sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về cấu tạo của một thiết bị chiết áp công nghiệp.

Sơ đồ chiết áp 3 chân
Sơ đồ chiết áp 3 chân.

4. Đặc điểm của potentiometer là gì?

Đặc điểm của potentiometer
Đặc điểm của potentiometer.

Potentiometer, hay chiết áp là linh kiện được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp hiện nay. Bởi linh kiện này có nhiều đặc điểm nổi bật. Cụ thể như:

  • Đặc điểm đầu tiên để chúng ta có thể nhận biết được đây là chiết áp. Đó là linh kiện được thiết kế với núm vặn có ba chân điện trở lên.
  • Đối với một linh kiện chiết áp tốt, sẽ có độ phân giải cũng như điện áp được chiết xuất ra với tốc độ nhanh.
  • Tuổi thọ và công suất chiết áp sẽ phụ thuộc vào xuất xứ của linh kiện, và quá trình chúng ta sử dụng có đúng cách hay không.

5. Cấu tạo của potentiometer – chiết áp.

Cấu tạo của potentiometer
Cấu tạo của potentiometer

Như đã nói trên, potentiometer là một chiết áp 3 chân. Vì vậy, potentiometer được cấu tạo gồm ba chân đấu dây, phần thanh trở, và lớp vỏ bên ngoài.

Đối với ba chân đấu dây:

  • Gồm có hai chân cố định dùng để đấu nối tiếp. Và hai chân này sẽ không thể dịch chuyển được.
  • Một chân còn lại thì có thể di chuyển. Chân này sẽ dịch chuyển khi chúng ta xoay núm vặn.

Thanh trở: Phần này gồm có một lõi thép quấn bằng ghi hợp kim có điện trở.

Lớp vỏ bên ngoài: Được thiết kế bằng vật liệu nhựa, giúp bảo vệ linh kiện khỏi những tác động bên ngoài như bụi hay hơi nước…

6. Nguyên lý hoạt động của potentiometer – chiết áp 3 chân.

Chiết áp 3 chân hoạt động dựa trên nguyên lý của sự phân chia điện trở. Thông qua núm vặn, sự phân chia điện trở này sẽ giúp cho việc điều chỉnh điện áp được dễ dàng hơn. Hay nói cách khác, tự bản thân chiết áp 3 chân sẽ cho input điện áp. Sau đó, linh kiện này sẽ làm điện áp thay đổi đúng theo yêu cầu của mạch điện.

Nguyên lí hoạt động của chiết áp hay potentiometer
Nguyên lí hoạt động của chiết áp hay potentiometer.

Ví dụ: Tương ứng với chiết áp ba chân 10Kohm sẽ cho ra dòng điện 0-10V. Trong trường hợp mạch điện chỉ cần cấp 5V thì phải làm sao? Lúc này chúng ta chỉ cần xoay núm vặn khoảng 1/2 số vòng là điện áp đầu ra có thể thay đổi là 5V.

7. Hướng dẫn cách đấu chiết áp 3 chân.

Để có thể đấu được chiết áp 3 chân, chúng ta cần chuẩn bị một số đồ dùng. Cụ thể như: Mạch điện dùng để đấu nối, dây điện, các vật liệu dẫn, mỏ hàn, và linh kiện không thể thiếu đó là chiết áp 3 chân.

Cách đấu chiết áp 3 chân
Cách đấu chiết áp 3 chân.

Quan sát hình ảnh trên chúng ta có thể thấy, hai chân cố định của chiết áp sẽ được kết nối với hai đầu điện trở. Chân còn lại, tức chân thứ 3 sẽ là chân có thể di chuyển được. Do đó chân này sẽ được kết nối với núm xoay hay cần gạt.

8. Những lưu ý khi chọn mua chiết áp.

Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều loại chiết áp được sản xuất từ nhiều hãng khác nhau. Từ những linh kiện có giá từ vài ngàn đến vài trăm ngàn. Vậy, làm thế nào chúng ta mới có thể mua được potentiometer –  chiết áp tốt và có độ tin cậy cao?

Những lưu ý trước khi chọn mua chiết áp
Những lưu ý trước khi chọn mua chiết áp.

Sau đây, Tín Việt xin chia sẻ một số tiêu chí trước khi chúng ta mua chiết áp:

  • Đầu tiên, cần quan tâm đến hãng sản xuất. Và ưu tiên lựa chọn những linh kiện có xuất xứ đến từ các nước châu Âu. Bởi các thiết bị đến từ châu Âu luôn có chất lượng và độ tin cậy hàng đầu thế giới.
  • Cần kiểm tra kỹ chiết áp trước khi quyết định mua. Hãy thử đấu nối chiết áp với đồng hồ hiển thị để kiểm tra xem linh kiện này có bị nhảy thông số hay không. Và bạn hãy thử vặn núm xoay xem có mượt hay bị cấn chỗ nào hay không. Linh kiện tốt là có núm xoay vặn vừa êm nhưng vừa có lực.
  • Chúng ta cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của bạn bè về những chiết áp mà họ từng sử dụng qua.
  • Một điều khá quan trọng mà chúng ta cần chú ý đó chính là giá của chiết áp. Những con potentiometer có giá khoảng 15.000 hay 20.000 đồng thì chủ yếu chỉ dùng cho việc thực hành của các bạn sinh viên mà thôi. Những chiếc áp loại này hoàn toàn không thể dùng vào công nghiệp được. Những linh kiện loại tốt xuất xứ từ châu Âu sẽ có giá dao động từ 300.000 đến 400.000 đồng.

9. Lời kết.

Trên đây là những thông tin có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm potentiometer là gì? Chúng tôi hi vọng những thông tin này có thể hỗ trợ các bạn trong quá trình học tập cũng như làm việc.

Ngoài ra, nếu các bạn muốn tìm kiếm các thiết bị có xuất xứ đến từ châu Âu với giá thành rẻ thì có thể liên hệ đến công ty Tín Việt chúng tôi. Tín Việt là một trong những công ty kỹ thuật chuyên cung cấp các thiết bị điện châu Âu, với giá thành rẻ nhất thị trường. Chúng tôi cam kết tất cả các thiết bị đều là hàng nhập khẩu chính ngạch, có đầy đủ CO, CQ, Test report.

Hãy liên hệ cho chúng tôi để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Công Ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Tín Việt

Hotline/Zalo: 0946 579 969 – Ms.Dung

Email: sale01@tinviet-tech.com

Website: thietbihienthi.com