Relay là gì ? Rơ le là gì ? Cấu tạo của Rơ le là gì ? Nguyên lý hoạt động của relay. Tại sao phải sử dụng relay trong thực tế ? Phân loại các kiểu relay trên thị trường. Ứng dụng của rơ le trong thực tế ra sao ? So sánh relay với các thiết bị đóng cắt khác. Bạn có biết rơ le hoạt động như thế nào ? Lịch sử và nguồn gốc hình thành relay. Các nhà cung cấp rơ le phổ biến trên thị trường là ai ? Tại sao phải sử dụng rơ le mà không phải các thiết bị khác ?
Relay hay rơ-le đã trở nên rất quen thuộc với chúng ta. Thiết bị này có mặt trong hầu hết các ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta (thiết bị điện trong gia đình, trên xe oto, trong nhà máy…) Vậy bạn có từng thắc mắc relay là gì ? Cấu tạo của chúng ra sao ?
Relay (phiên âm tiếng Viêt: rơ le) hay relay điện, là một công tắc đổi mạch bằng dòng điện. Các relay điện cơ sử dụng nam châm điện để vận hành cơ khí công tắc. Tên gọi rơ le trong Tiếng Việt này bắt nguồn từ tiếng Pháp (tiếng Pháp: relais électromagnétique).
Nói một cách dễ hiểu, relay là một dạng công tắc đặc biệt. Khi có điện kích vào thì nó sẽ bật/tắt công tắc.
Mục lục bài viết
1. Relay là gì ? Cấu tạo của relay
Sau khi tìm hiểu relay là gì ở phần trước, trong phần này chúng ta cùng nhau tìm hiểu cấu tạo của một rơ le điện gồm những thành phần gì nhé. Như hình trên, chúng ta có thể thấy cấu tạo của một relay sẽ gồm nhiều bộ phận. Tuy nhiên, cơ bản một relay sẽ có các thành phần chính như sau:
- Cuộn dây kim loại đồng/nhôm được quấn quanh lõi sắt từ
- Mạch tiếp điểm để đóng cắt
- Các chân để đấu tiếp điểm
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng relay có cấu tạo khá đơn giản. Tiếp theo chúng ta cùng nhau tìm hiểu nó hoạt động như thế nào nhé.
2. Nguyên lý hoạt động của relay
Sau khi tìm hiểu xong cấu tạo của relay là gì thì trong phần này chúng ta cùng nhau tìm hiểu nguyên lý hoạt động của nó nhé. Bạn có thể xem qua hình trên và hình dung ra được một relay sẽ hoạt động như thế nào. Các bạn có thể thấy khi cuộn dây được cấp nguồn PIN thì sẽ hút miếng kim loại (Primary). Tương ứng ở phần Secondary lò xo sẽ bung ra và đẩy hai tiếp điểm chạm lại với nhau. Khi đó tải sẽ trở thành mạch kín.
Ngược lại, khi ngắt nguồn PIN cấp vào cuộn dây tại phần Primary. Lúc đó thanh kim loại sẽ hở ra. Tương ứng ở bên Secondary, lò xo sẽ thu lại và làm hở mạch. Trạng thái của relay sẽ quay về như lúc đầu.
Qua việc mô tả hình trên, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng nguyên lý hoạt động của relay tương tự như một công tắc. Chỉ khác ở chỗ, công tắc thì chúng ta thao tác bật/tắt bằng tay. Còn relay thì được thao tác tự động bằng nguồn điện kích.
3. Xác định các chân của relay như thế nào ?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại relay như: loại 5 chân, 8 chân, 12 chân… Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao để phân biệt chân nào là chân kích, chân nào là chân chung ? Để làm được việc này bạn có hai cách cơ bản sau.
- Cách 1: quan sát ký hiệu trên relay
- Cách 2: dùng VOM để đo và xác định
Lấy ví dụ đơn giản nhất là loại relay 5 chân. Trong đó 2 chân sẽ là chân kích. 3 chân còn lại sẽ có 1 chân chung, 1 chân thường đóng (NC), 1 chân thường hở (NO). Để dễ hiểu hơn, các bạn có thể xem clip hướng dẫn bên dưới:
4. Ứng dụng của relay là gì ? Relay sử dụng ở đâu ?
Với ưu điểm nhỏ gọn và giá thành rẻ, dễ sử dụng. Relay được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Đặc biệt là trong công nghiệp. Hầu hết các nhà máy, các nhà xưởng, máy móc tự động hóa đều có ít nhất một relay.
Một ứng dụng gần gũi nhất với chúng ta chính là mạch bật/tắt TV có sử dụng relay. Như hình trên, khi chúng ta ấn ON trên Remote thì TV sẽ nhận tín hiệu và giải mã để đưa tín hiệu vào mạch Relay. Sau đó relay có tác dụng đóng mạch để TV mở. Và ngược lai, khi chúng ta ấn ON 1 lần nữa thì TV sẽ quay trở về trạng thái OFF ban đầu.
Tóm lại, câu hỏi relay la gi đã được chúng ta lần lượt trả lời. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn về thiết bị đóng cắt hữu ích này nhé. Nếu có thắc mắc hoặc ý kiến đóng góp các bạn có thể liện hệ trực tiếp với tôi hoặc comment bên dưới. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết này.
Bài viết hay khác: