Encoder là gì ? Decoder là gì ? Phân biệt encoder và decoder. Bộ giải mã encoder là gì ? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của encoder. Tại sao phải sử dụng bộ giải mã ? Bộ giải mã encoder được sử dụng trong ứng dụng gì ? Phân loại các bộ encoder phổ biến hiện nay. Xác định chiều quay của encoder như thế nào ? Các vị trí có thể lắp đặt encoder.
Trong hệ thống điều khiển tự động, encoder là một bộ phận để đo lường dịch chuyển thẳng/góc. Đồng thời chuyển đổi vị trí mà nó ghi nhận được thành tín hiệu dạng xung (nhị phân). Còn đối với hệ thống CNC, encoder là một bộ phận giống như công-tơ-mét trên xe máy/oto. Encoder sẽ đo và hiển thị các thông số về tốc độ máy cho người sử dụng biết thông qua máy tính điều khiển.
Bạn có thể xem video ở trên để hiểu chi tiết hơn và có thể tự trả lời được câu hỏi encoder là gì. Đây là một bộ phận khá quan trọng giúp xác định được tốc độ và vị trí chính xác của động cơ. Có hai loại encoder phổ biến trên thị trường hiện nay là:
- Encoder tuyến tính: đáp ứng chuyển động dọc theo một đường dẫn
- Encoder quay: đáp ứng với chuyển động quay
Mục lục bài viết
1. Encoder là gì ? Cấu tạo của Encoder
Sau khi chúng ta tìm hiểu khái niệm encoder là gì ở phần trước thì trong phần này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về cấu tạo của nó nhé. Cấu tạo chung của một encoder bao gồm:
- Đĩa quay có khoét lỗ gắn với trục động cơ
- Đèn LED dùng để làm nguồn phát sáng
- Mắt thu quang điện
- Board mạch để khuếch đại tín hiệu
Dựa vào hình mô tả ở trên, các bạn sẽ dễ hình dung ra được cấu tạo của encoder. Như vậy một encoder có cấu tạo khá đơn giản. Một ví dụ về encoder mà bạn có thể hình dung trong thực tế là động cơ bước (motor) mà bạn đã được học ở phổ thông.
2. Nguyên lý hoạt động của encoder
Encoder là gì và cấu tạo của nó đã được chúng ta tìm hiểu ở hai phần trước. Trong phần này chúng ta cùng này xem qua nguyên lý hoạt động của nó nhé.
Nguyên lý hoạt động của encoder vô cùng đơn giản. Khi encoder chuyển động, board mạch sẽ xử lý các chuyển động và chuyển thành tín hiệu điện. Tín hiệu này sẽ được truyền đến các thiết bị điều khiển như: PLC, HMI… để được xử lý. Đối với các tín hiệu có ánh sáng chiếu qua hay không thì người ta vẫn ghi nhận được. Hơn thế nữa, số xung đếm được và tăng lên được tính bằng số lần mà ánh sáng bị cắt qua.
Ví dụ: khi trên đĩa quay có một lỗ tròn duy nhất, mỗi lần mắt thu được tín hiệu thì có nghĩa là đĩa quay đã đi được một vòng. Đây là nguyên lý hoạt động cơ bản của một encoder. Đối với các loại encoder khác thì đĩa quay có nhiều lỗ hơn và tín hiệu thu khi đó cũng sẽ khác.
3. Ứng dụng của encoder trong thực tế
Trong ngành gia công cơ khí, encoder giữ vai trò vô cùng quan trọng. Nó được trang bị trong cấu tạo của máy CNC và đóng vai trò như một thiết bị đo lường và tìm vị trí chính xác của dao cắt. Ngoài ra, encoder còn được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như:
- Oto: được sử dụng làm cảm biến chuyển động cơ học, kiểm soát tốc độ
- Công nghiệp: sử dụng trong máy dán nhãn, đóng gói và chế tạo máy với bộ điều khiển động cơ đơn và đa trục
- Y tế: encoder được sử dụng trong máy quét y tế, điều khiển động cơ bằng kính hiển vị hoặc nano của các thiết bị tự động
- Quân đội: sử dụng trong lĩnh vực ăn ten định vị
Tóm lại, encoder có cấu tạo đơn giản và được sử dụng khá nhiều trong đủ các lĩnh vực của đời sóng. Do đó hy vọng qua bài chia sẻ này sẽ giúp các bạn hiểu encoder la gi và có thể ứng dụng nó vào cuộc sống. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết này.
Bài viết hay khác: