Mpa Là Gì

Ký hiệu Mpa có ý nghĩa gì ? Đơn vị đo áp suất Mpa là gì  ? Cách đổi đơn vị áp suất Mpa sang Psi, Pa, bar, mbar. Áp lực, áp suất Mpa có ý nghĩa gì ?  Một Mpa bằng bao nhiêu Pa ? Một Mpa bằng bao nhiêu ký (kg/cm2)? Tất cả các câu hỏi xoay quanh ký hiệu Mpa trên sẽ được giải đáp đầy đủ nhất trong bài viết này. Hãy cùng tôi tìm hiểu nhé.

Khi bạn gõ từ “Mpa” tìm trên Google sẽ thấy rất nhiều kết quả khác nhau. Tuy nhiên, tôi tin chắc rằng Mpa mà các bạn muốn tìm chính là một đơn vị đo áp suất trong hệ thống đo lường quốc tế. Đơn vị này được sử dụng nhiều trong các thiết bị liên quan đến áp suất như: cảm biến, đồng hồ đo, máy nén, thủy lực…

đơn vị mpa là gì

1. Mpa là gì ? Mpa viết tắt của từ nào ?

mpa có ý nghĩa gì

Trước khi xem Mpa la gi thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu khái niệm áp suất và đơn vị đo áp suất chuẩn trước nhé. Áp suất là khái niệm chỉ lực tác động lên một bề mặt. Đơn vị chuẩn của áp suất là N/m2 ~ Pascal. Từ đó, chúng ta có thể đoán được rằng Mpa là một đơn vị áp suất lớn hơn Pascal.

Mpa được viết tắt của từ Mega Pascal. Đây là một đơn vị đo áp suất chuẩn quốc tế và được sử dụng khá phổ biến trong công nghiệp. Các quốc gia châu Á sẽ sử dụng đơn vị này cho các thiết bị mà họ sản xuất. Còn các nước châu Âu, Mỹ sẽ sử dụng đơn vị bar, psi, kg/cm2. 

2. Quy đổi đơn vị Mpa sang các đơn vị khác (Pa, Bar, mBar, Psi…)

ký hiệu mpa

Sau khi biết được Mpa là gì ở phần trước, chúng ta dễ dàng quy đổi Mpa sang các đơn vị đo áp suất khác. Bản chất của đơn vị Mpa là xuất phát từ đơn vị chuẩn Pa nhưng lớn hơn 1.000.000 lần. Giống như đơn vị mà chúng ta hay gặp là Mbps sẽ bằng 1.000.000bps.

Ví dụ: tốc độ mạng 20Mbps ~ 20.000.000bps

           áp suất 10Mpa ~ 10.000.000Pa

Trên thực tế không phải lúc nào bạn cũng gặp đơn vị Mpa mà thay vào đó là Bar, kPa, psi… Do đó, bạn cần phải hiểu mối quan hệ giữa các đơn vị đo áp suất với nhau để chuyển đổi cho phù hợp.

3. Cách đổi đơn vị áp suất nhanh nhất (Psi, Mpa, Bar, mBar, Pa…)

đổi đơn vị mpa psi

Các đơn vị áp suất sẽ có quan hệ với nhau theo tỷ lệ nhất định. Vì thế sẽ có công thức tính để đổi các đơn vị áp suất với nhau. Tuy nhiên, khi gặp thực tế chúng ta không có nhiều thời gian để ngồi tính toán. Hiện tại đã có các công cụ online trên google để làm việc này một cách nhanh chóng. Bạn chỉ cần dùng keyword “đơn vị hiện tại” To “đơn vị cần đổi” trên Google. Sau đó bạn chỉ cần nhập giá trị cần đổi là sẽ hiện ra ngay kết quả. Việc tra cứu online sẽ tiết kiệm thời gian và độ chính xác cao.

Hy vọng với những chia sẻ này, các bạn sẽ biết thêm một kiến thức trong lĩnh vực công nghiệp. Từ đó ứng dụng vào trong công việc của mình. Nếu có thắc mắc, các bạn hãy bình luận bên dưới bài viết để chúng ta cùng nhau trao đổi thêm nhé.