Thyristor Là Gì

Thyristor là gì ? Có bao nhiêu loại thyristor trên thị trường hiện nay ? Tại sao phải sử dụng thyristor ? So sánh transistor với thyristor. Nguyên lý làm việc của thyristor khác gì so với tranzito. Cấu tạo của thyristor như thế nào ? Ứng dụng thực tế của thyristor trong đời sống hằng ngày. Phân biệt thyristor, transistor, triac, scr…

Thyristor hay Chỉnh lưu silic có điều khiển là phần tử bán dẫn cấu tạo từ bốn lớp bán dẫn. Ví dụ như P-N-P-N, tạo ra ba lớp tiếp giáp P-N: J1, J2, J3. Thyristor có ba cực hoạt động là anode (A), cathode (K) và cực điều khiển (G). Nó được dùng cho chỉnh lưu dòng điện có điều khiển.
Thyristor còn được gọi theo tên Tiếng Anh là Silicon-Controlled Rectifier (SCR). Đây là một phần tử bán dẫn được sử dụng rất phổ biến hiện nay. 
Bạn có thể xem video ở trên để hiểu rõ hơn thyristor là gì và cấu tạo cũng như ký hiệu của nó. Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin cơ bản về phần tử bán dẫn đặc biệt này nhé.

1. Cấu tạo của thyristor là gì ?

thyristor là gì

Sau khi tìm hiểu và biết được thyristor là gì ở phần trước. Trong phần này chúng ta cùng nhau đi mổ xẻ để tìm hiểu cấu tạo bên trong của một con thyristor nhé. Từ định nghĩa và hình minh họa ở trên, chúng ta thấy rằng bên trong một con Thyristor sẽ có 4 lớp bán dẫn P-N ghép xen kẽ nhau tạo thành 3 chân là G (Gate), A (Anode), K (Cathode).

Như vậy chúng ta có thể thấy phần tử bán dẫn này có cấu tạo khá đơn giản. Nếu xét về ký hiệu thì nó khá giống với Đi-ốt. Còn xét về cấu tạo thì nó lại giống Tranzitor nhiều hơn. Một số loại thyristor phổ biến trên thị trường như:

  • Thyristor SCR
  • Thyristor GTO
  • Triac
  • Thyristor cực phát tắt hoặc ETOs
  • Thyristor dẫn điện ngược hoặc RCT
  • Thyristor MOS tắt hoặc MTO
  • Thyristor điều khiển pha hai chiều hoặc BCT
  • Thyristor chuyển đổi nhanh hoặc SCR
  • Bộ điều chỉnh silicon được kích hoạt bằng ánh sáng hoặc LASCR
  • Thyristor kiểm soát FET hoặc FET-CTHs
  • Thyristor tích hợp cổng hoặc IGCT

2. Nguyên lý hoạt động của Thyristor

nguyên lý hoạt động của thyristor

Thyristor là gì và cấu tạo của một con thyristor đã được chúng ta tìm hiểu ở phần trước. Trong phần này chúng ta tiếp tục xét đến nguyên lý hoạt động của nó nhé. Thyristor có 3 trạng thái hoạt động chính là: phân cực thuận, phân cực nghịch, chuyển tiếp.

  • Phân cực thuận: Thông thường, không có dòng điện chạy vào Gate, một thyristor bị ngắt: không có dòng điện nào có thể chạy từ cực dương sang cực âm. Tại sao? Hãy nghĩ về thyristor như hai điốt được ghép lại với nhau. Diode trên và diode dưới đều được phân cực thuận. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là đường giao nhau ở trung tâm bị phân cực ngược, vì vậy không có cách nào để dòng điện có được tất cả các cách từ trên xuống dưới. Mặc dù nó tương tự như phân cực thuận trong một diode thông thường, nhưng không có dòng điện nào chạy qua
  • Phân cực nghịch: Giả sử chúng ta đảo ngược các kết nối cực dương / cực âm. Bây giờ bạn có thể thấy rằng cả điốt trên và điốt dưới đều được phân cực ngược, vì vậy vẫn không có dòng điện nào chạy qua thyristor.
  • Chuyển tiếp: Trạng thái này được gọi là dẫn chuyển tiếp và đó là cách một thyristor “chốt” (ở lại vĩnh viễn). Khi một thyristor được chốt như vậy, bạn không thể tắt nó chỉ đơn giản bằng cách loại bỏ dòng điện vào cổng: tại thời điểm này, dòng điện cổng là không liên quan – và bạn phải ngắt dòng điện chính chạy qua từ cực dương đến cực âm, thường bằng cách đóng cắt nguồn điện cho toàn bộ mạch.

3. Kiểm tra một thyristor như thế nào ?

kiểm tra thyristor bằng vom

Giống với các linh kiện điện tử như: đi-ốt, transistor, triac, điện trở… Muốn kiểm tra thyrsitor còn hoạt động hay không chúng ta sẽ sử dụng đến đồng hồ vạn năng VOM. Để kiểm tra thyristor, bạn cần chuyển thang đo của VOM về 1W.

  • Bước 1: đặt que đen vào chân Anode và que đỏ vào chân Cathode
  • Bước 2: Dùng tua vít chạm vào chân Gate của thyristor và thấy kim VOM dịch chuyển
  • Bước 3: Sau đó lấy tua vít ra mà kim VOM vẫn lên thì chứng tỏ thyristor còn tốt

Việc kiểm tra các linh kiện điện tử trước khi sử dụng vô cùng quan trọng. Đặc biệt đối với các linh kiện không sử dụng trong thời gian dài. Do đó chúng ta cần xác định chúng còn hoạt động tốt trước khi hàn vào các board mạch.

Tóm lại, qua bài viết này các bạn biết thêm thyristor la gi và cấu tạo cũng như cách kiểm tra thyristor còn hoạt động không. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn ôn lại những kiến thức đã học. Chắc chắn bài viết này không thể không thiếu sót, mong các bạn đóng góp để chúng ta cùng hoàn thiện hơn nhé. Cảm ơn các bạn đã xem bài viết này.

Bài viết hay khác: